Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, với nhiều triển vọng và cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. Đây là ngành học nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật. Cùng nhau tìm hiểu Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông học những môn gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành cung cấp các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong truyền dẫn, kết nối mạng, và thiết bị hiện đại trong hệ thống truyền thông.
Ngành học này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống liên lạc, cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng, an toàn và thuận lợi giữa người – người và người – máy.
Tại Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò chủ chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Vì vậy, ngành học này được xem là một ngành năng động với nhiều ứng dụng trực tiếp vào các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2. Các nhóm môn học chính của Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
2.1. Môn học cơ bản
Các môn về Toán, Lý và Kỹ thuật cơ bản giúp xây dựng nền tảng cho sinh viên, bao gồm Giải tích, Vật lý điện tử và Xác suất thống kê. Những môn này cung cấp kiến thức cốt lõi để hiểu và áp dụng các nguyên lý trong điện tử và viễn thông.
2.2. Môn chuyên ngành chính
Nhóm môn học này bao gồm các môn học tập trung vào kỹ thuật điện tử và viễn thông, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về ngành.
Ví dụ: Lý thuyết mạch, Kỹ thuật số, Hệ thống truyền thông,… Đây đều là những kiến thức cần thiết để thiết kế và phát triển các hệ thống điện tử – viễn thông.
2.3. Môn học về viễn thông và mạng
Các môn học này cung cấp kiến thức về mạng viễn thông, truyền dẫn dữ liệu và các mạng di động. Ví dụ: Mạng máy tính, Kỹ thuật truyền dẫn, Mạng không dây và di động,…
Qua đó sinh viên có thể hiểu và phát triển các giải pháp mạng và truyền thông hiện đại.
2.4. Môn học về công nghệ phần cứng và vi mạch
Những môn này trang bị kiến thức để sinh viên có thể phát triển và chế tạo các linh kiện và thiết bị điện tử. Tập trung vào thiết kế phần cứng, vi mạch và các thiết bị điện tử, bao gồm Vi điều khiển, Hệ thống nhúng, và Thiết kế mạch tích hợp.
2.5. Môn học về tín hiệu và xử lý tín hiệu
Đây được đánh giá là nhóm môn học quan trọng cho việc phân tích và tối ưu hóa tín hiệu trong hệ thống viễn thông.
Các môn học này sẽ liên quan đến tín hiệu, xử lý và mã hóa thông tin, ví dụ như Xử lý tín hiệu số, Lý thuyết thông tin và Kỹ thuật mã hóa,…
3. Học Kỹ thuật điện tử viễn thông ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát trong các doanh nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin.
- Kỹ sư phát triển ứng dụng tại các công ty dịch vụ viễn thông, Internet, hệ thống mạng.
- Chuyên gia kỹ thuật cho các hệ thống ICT hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý trong các tổ chức, cơ quan nhà nước liên quan đến viễn thông, công nghệ thông tin.
- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các viện và trường đại học.
4. Có nên học Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông từ xa không?
Đây là một lựa chọn đáng cân nhắc, nhất là đối với những người đã đi làm hoặc ở xa các trung tâm đào tạo lớn. Phương thức học này có nhiều ưu điểm như việc tự chủ về thời gian, địa điểm học, chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu nâng cao trình độ.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết học từ xa ở đâu, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là một lựa chọn uy tín và đáng tin cậy. Chương trình học từ xa của PTIT giúp bạn có thể tiếp cận kiến thức chuyên môn chất lượng với đội ngũ giảng viên trình độ cao, nhiệt tình và tận tâm.
Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp đầy đủ cho câu hỏi Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông học những môn gì. Đây là một ngành học tiềm năng, với nhiều cơ hội phát triển và có thể mang đến thu nhập ổn định cho bạn. Việc hiểu rõ các môn học trong ngành sẽ giúp sinh viên có kế hoạch học tập rõ ràng và chuẩn bị tốt hơn.