Giải đáp thắc mắc

Khai giảng

Học viện cấp tài khoản học tập trên hệ thống LMS cho sinh viên tại ngày khai giảng của đợt học. Tài khoản học tập trên hệ thống LMS sẽ cập nhật đầy đủ bài giảng điện tử theo kỳ học và các tài liệu bổ trợ khác để phục vụ quá trình học tập của sinh viên.

Học viện triển khai đào tạo theo phương thức kết hợp: Học trực tuyến với Giảng viên thông qua lớp học ảo và thông qua bài giảng điện tử, học liệu số trên hệ thống LMS. Cụ thể:
(1) Học trực tuyến với Giảng viên (App Zoom): Tại lớp học trực tuyến, Giảng viên sẽ giới thiệu về môn học, cách thức học tập thông qua tài liệu text, tài liệu tham khảo và bài giảng điện tử; tổng hợp kiến thức của môn học sinh viên cần nắm được; ôn tập cuối kỳ.
(2) Học thông qua bài giảng điện tử và tài liệu tham khảo trên hệ thống LMS: Sinh viên sử dụng máy tính kết nối mạng Internet chủ động học tập theo kế hoạch đã được Học viện thông báo.
(3) Thảo luận/trao đổi giải đáp thắc mắc: Trong mỗi chương của môn học được tổ chức trên hệ thống LMS đều có Diễn đàn thảo luận. Trên diễn đàn này Giảng viên đã đưa các chủ đề thảo luận mang tính định hướng kiến thức, sinh viên cần đưa ra tham luận của mình. Ngoài các chủ đề thảo luận của Giảng viên, sinh viên có thể đưa ra các câu hỏi (chủ đề) mới trên diễn đàn này để Giảng viên và các bạn cùng thảo luận nhằm đưa ra đáp án cho câu hỏi (chủ đề) đã đặt ra. Đây là nội dung bắt buộc, mỗi sinh viên cần có ít nhất 01 tham luận hợp lệ trên các chủ đề do Giảng viên đưa ra và không giới hạn việc đặt ra các chủ đề tham luận mới phù hợp với nội dung kiến thức của môn học (Chủ đề/ tham luận hợp lệ là câu hỏi hoặc câu trả lời có nội dung phù hợp với kiến thức của chương đang học). Chủ đề/ tham luận có nội dung không phù hợp sẽ bị xoá.
(4) Làm bài ôn tập cuối chương, thực hành, thu hoạch:
– Làm bài ôn tập cuối chương: Trong mỗi chương của môn học được tổ chức trên hệ thống LMS đều có các câu hỏi ôn tập theo hình thức chắc nghiệm nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên sau khi học. Sinh viên cần đạt tối thiểu 5 điểm để có thể chuyển sang học chương tiếp theo. Hệ thống không giới hạn số lần làm bài ôn tập của sinh viên với mục đích củng cố kiến thức và lấy điểm cao. Tới thời điểm kết thúc thời gian học của môn học, hệ thống LMS sẽ lấy điểm cao nhất của các bài ôn tập của các chương để tính trung bình cộng ra 01 điểm. Điểm này sẽ là 01 đầu điểm trong bảng điểm thành phần của môn học.
– Bài thực hành: Chỉ áp dụng với môn học có nội dung thực hành. Bài thực hành sẽ được Giảng viên hướng dẫn trong các buổi học trực tuyến. Đề bài được Giảng viên thông báo kèm thời hạn hoàn thành trên hệ thống LMS. Sinh viên làm và nộp kết quả bài thực hành trên hệ thống LMS. Giảng viên chấm điểm và thông báo cho sinh viên.
– Bài thu hoạch: Được thực hiện theo hình thức bài kiểm tra hoặc tiểu luận. Đề bài và thời gian hoàn thành sẽ được Giảng viên thông báo trên hệ thống LMS. Sinh viên làm và nộp bài; Giảng viên chấm điểm và thông báo cho sinh viên trên hệ thống LMS.
(5) Thi kết thúc học phần: Được thực hiện theo quy định của Học viện. Trong đó:
– Học viện thông báo kế hoạch thi học kỳ cho sinh viên trước ngày thi ít nhất 01 tháng.
– Sinh viên có 03 tuần để ôn tập và thi theo kế hoạch
– Sinh viên phải tập trung thi học kỳ tại Học viện hoặc các Cơ sở phối hợp đào tạo của Học viện.

Sinh viên cần thực hiện theo quy trình sau:
1. Đăng ký học tập đầu kỳ
2. Nhận Kế hoạch hướng dẫn học tập trực tuyến
3. Tham gia học tập trực tuyến với Giảng viên theo kế hoạch đã nhận
4. Học tập thông qua bài giảng điện tử và các tài liệu hỗ trợ học tập khác trên hệ thống LMS
5. Làm bài thực hành, bài thu hoạch trên hệ thống LMS
6. Ôn tập cuối kỳ và thi học kỳ theo kế hoạch Học viện thông báo.

Môn học trên hệ thống LMS gồm nhiều cấu phần. Để hoàn thành từng môn học, sinh viên cần:

  • Học đầy đủ các nội dung của bài giảng điện tử và hoàn thành các câu hỏi Quiz của từng chương/phần của môn học.
  • Có ít nhất 01 thảo luận phù hợp với chủ đề do Giảng viên đưa ra trên Diễn đàn môn học/ chương học (sinh viên có thể đưa thêm các chủ đề mới để cùng trao đổi với Giảng viên và các bạn trong lớp).
  • Làm và nộp bài thực hành (nếu có), bài thu hoạch được Giảng viên giao đúng thời hạn.

Hướng dẫn học tập

Học viện cấp tài khoản học tập trên hệ thống LMS cho sinh viên tại ngày khai giảng của đợt học. Tài khoản học tập trên hệ thống LMS sẽ cập nhật đầy đủ bài giảng điện tử theo kỳ học và các tài liệu bổ trợ khác để phục vụ quá trình học tập của sinh viên.

Học viện triển khai đào tạo theo phương thức kết hợp: Học trực tuyến với Giảng viên thông qua lớp học ảo và thông qua bài giảng điện tử, học liệu số trên hệ thống LMS. Cụ thể:
(1) Học trực tuyến với Giảng viên (App Zoom): Tại lớp học trực tuyến, Giảng viên sẽ giới thiệu về môn học, cách thức học tập thông qua tài liệu text, tài liệu tham khảo và bài giảng điện tử; tổng hợp kiến thức của môn học sinh viên cần nắm được; ôn tập cuối kỳ.
(2) Học thông qua bài giảng điện tử và tài liệu tham khảo trên hệ thống LMS: Sinh viên sử dụng máy tính kết nối mạng Internet chủ động học tập theo kế hoạch đã được Học viện thông báo.
(3) Thảo luận/trao đổi giải đáp thắc mắc: Trong mỗi chương của môn học được tổ chức trên hệ thống LMS đều có Diễn đàn thảo luận. Trên diễn đàn này Giảng viên đã đưa các chủ đề thảo luận mang tính định hướng kiến thức, sinh viên cần đưa ra tham luận của mình. Ngoài các chủ đề thảo luận của Giảng viên, sinh viên có thể đưa ra các câu hỏi (chủ đề) mới trên diễn đàn này để Giảng viên và các bạn cùng thảo luận nhằm đưa ra đáp án cho câu hỏi (chủ đề) đã đặt ra. Đây là nội dung bắt buộc, mỗi sinh viên cần có ít nhất 01 tham luận hợp lệ trên các chủ đề do Giảng viên đưa ra và không giới hạn việc đặt ra các chủ đề tham luận mới phù hợp với nội dung kiến thức của môn học (Chủ đề/ tham luận hợp lệ là câu hỏi hoặc câu trả lời có nội dung phù hợp với kiến thức của chương đang học). Chủ đề/ tham luận có nội dung không phù hợp sẽ bị xoá.
(4) Làm bài ôn tập cuối chương, thực hành, thu hoạch:
– Làm bài ôn tập cuối chương: Trong mỗi chương của môn học được tổ chức trên hệ thống LMS đều có các câu hỏi ôn tập theo hình thức chắc nghiệm nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên sau khi học. Sinh viên cần đạt tối thiểu 5 điểm để có thể chuyển sang học chương tiếp theo. Hệ thống không giới hạn số lần làm bài ôn tập của sinh viên với mục đích củng cố kiến thức và lấy điểm cao. Tới thời điểm kết thúc thời gian học của môn học, hệ thống LMS sẽ lấy điểm cao nhất của các bài ôn tập của các chương để tính trung bình cộng ra 01 điểm. Điểm này sẽ là 01 đầu điểm trong bảng điểm thành phần của môn học.
– Bài thực hành: Chỉ áp dụng với môn học có nội dung thực hành. Bài thực hành sẽ được Giảng viên hướng dẫn trong các buổi học trực tuyến. Đề bài được Giảng viên thông báo kèm thời hạn hoàn thành trên hệ thống LMS. Sinh viên làm và nộp kết quả bài thực hành trên hệ thống LMS. Giảng viên chấm điểm và thông báo cho sinh viên.
– Bài thu hoạch: Được thực hiện theo hình thức bài kiểm tra hoặc tiểu luận. Đề bài và thời gian hoàn thành sẽ được Giảng viên thông báo trên hệ thống LMS. Sinh viên làm và nộp bài; Giảng viên chấm điểm và thông báo cho sinh viên trên hệ thống LMS.
(5) Thi kết thúc học phần: Được thực hiện theo quy định của Học viện. Trong đó:
– Học viện thông báo kế hoạch thi học kỳ cho sinh viên trước ngày thi ít nhất 01 tháng.
– Sinh viên có 03 tuần để ôn tập và thi theo kế hoạch
– Sinh viên phải tập trung thi học kỳ tại Học viện hoặc các Cơ sở phối hợp đào tạo của Học viện.

Sinh viên cần thực hiện theo quy trình sau:
1. Đăng ký học tập đầu kỳ
2. Nhận Kế hoạch hướng dẫn học tập trực tuyến
3. Tham gia học tập trực tuyến với Giảng viên theo kế hoạch đã nhận
4. Học tập thông qua bài giảng điện tử và các tài liệu hỗ trợ học tập khác trên hệ thống LMS
5. Làm bài thực hành, bài thu hoạch trên hệ thống LMS
6. Ôn tập cuối kỳ và thi học kỳ theo kế hoạch Học viện thông báo.

Môn học trên hệ thống LMS gồm nhiều cấu phần. Để hoàn thành từng môn học, sinh viên cần:

  • Học đầy đủ các nội dung của bài giảng điện tử và hoàn thành các câu hỏi Quiz của từng chương/phần của môn học.
  • Có ít nhất 01 thảo luận phù hợp với chủ đề do Giảng viên đưa ra trên Diễn đàn môn học/ chương học (sinh viên có thể đưa thêm các chủ đề mới để cùng trao đổi với Giảng viên và các bạn trong lớp).
  • Làm và nộp bài thực hành (nếu có), bài thu hoạch được Giảng viên giao đúng thời hạn.

Đăng ký học tập

  • Trong 1 học kỳ chính sinh viên phải đăng ký học tối thiểu 16 và tối đa 25 tín chỉ.
  • Trong học kỳ phụ: Sinh viên đăng ký học tối đa 8 tín chỉ.

Trước thời điểm bước vào học kỳ mới ít nhất 01 tháng, sinh viên sẽ tiến hành đăng ký kế hoạch học tập theo thông báo của Học viện.

Sinh viên được phép đăng ký thêm các môn học ngoài thông báo của Học viện trong các trường hợp sau đây:

  1. Tổng số tín chỉ đã đăng ký chưa đạt ngưỡng tối đa theo quy định. Việc đăng ký môn học thêm phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
    – Môn học đó phải được tổ chức trong kỳ học theo thông báo của Học viện (sinh viên tham khảo kế hoạch mở môn học của đợt, khoá khác; chủ động liên hệ GVCN hoặc QLHT để được hỗ trợ thông tin).
    – Phải đảm bảo tính tiên quyết, trước sau, song hành của môn học được quy định trong tiến trình đào tạo.
  2. Trường hợp sinh viên học trả nợ môn, học cải thiện điểm: Không giới hạn số môn học đăng ký của sinh viên trên nguyên tắc: Lịch học môn học đăng ký thêm không trùng với lịch học của các môn được tổ chức theo tiến trình đào tạo chuẩn mà sinh viên đã đăng ký.
  • Sinh viên được phép học đồng thời 2 chương trình,  tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Học viện.
  • Tham khảo tại Quy định đào tạo từ xa trình độ đại học, hành kèm theo Quyết định số 823/QĐ-HV ngày 04/10/2019 – Áp dụng đối với khóa tuyển sinh đào tạo từ năm 2023 trở về trước;  Quyết định số 1765/QĐ-HV về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo từ xa trình độ đại học của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Áp dụng đối với khóa tuyển sinh đào tạo từ năm 2024 trở đi.
  • Sinh viên được phép nhằm bổ sung kiến thức theo nguyện vọng cá nhân hoặc tích luỹ số tín chỉ cho một chương trình thứ hai nếu khối lượng chưa vượt quá giới hạn cho phép.
  • Tham khảo tại Quy định đào tạo từ xa trình độ đại học, hành kèm theo Quyết định số 823/QĐ-HV ngày 04/10/2019 – Áp dụng đối với khóa tuyển sinh đào tạo từ năm 2023 trở về trước;  Quyết định số 1765/QĐ-HV về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo từ xa trình độ đại học của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Áp dụng đối với khóa tuyển sinh đào tạo từ năm 2024 trở đi.

Xét miễn môn

Sinh viên phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
1. Đã tốt nghiệp trình độ Cao đẳng hoặc Đại học
2. Môn học trong chương trình học trước đây phải thoả mãn:
– Tên môn học phải giống hoặc tương đương với môn học trong chương trình đào tạo của Học viện
– Có số tín chỉ lớn hơn hoặc bằng số tín chỉ được tổ chức đào tạo tại Học viện

1. Học viện tiến hành xét miễn học, miễn thi ngay từ đầu khoá học. Tuy nhiên, nếu trong quá trình học sinh viên phát sinh thủ tục xin xét miễn học, miễn thi thì cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét miễn và nộp cho Học viện trước khi kỳ học có môn học đề nghị xét miễn bắt đầu ít nhất 01 tháng.
2. Thủ tục gồm có:
– Đơn đề nghị kèm danh sách các môn học xin xét miễn học, miễn thi theo mẫu của Học viện
– Bản sao hợp lệ Bảng điểm

1. Được phép.
2. Thủ tục gồm:
– Đơn đề nghị xét miễn học, miễn thi kèm danh sách môn học đề nghị Học viện xét bảo lưu kết quả các học phần đã học và đạt
– Bản sao hợp lệ kết quả học tập các môn học sinh viên đề nghị xét bảo lưu
– Giấy xác nhận đang là sinh viên của trường đại học mà sinh viên theo học
Hồ sơ xin xét bảo lưu này sinh viên cần nộp cho Học viện trước khi kỳ học có môn học đề nghị xét bảo lưu tối thiểu 01 tháng.

Học viện áp dụng “Quy định tổ chức đào tạo và kiểm tra chuẩn đầu ra tiếng Anh”, (Ban hành theo quyết định số: 734/QĐ-HV ngày 05/10/2022 của Giám đốc Học viện):

Điều 6. Miễn học, miễn thi và chuyển điểm các học phần tiếng Anh

1. Sinh viên có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế do các Trung tâm khảo thí được ủy quyền cấp, còn hiệu lực (tính đến tháng mà sinh viên nộp đơn đề nghị miễn học, miễn thi) và thỏa mãn điều kiện theo quy định sẽ được xem xét miễn học, miễn thi và chuyển điểm sang điểm học phân tiếng Anh trong chương trình đào tạo.

2. Việc xét miễn học, miễn thi tiếng Anh được áp dụng với từng học phần (course) theo tiến trình đào tạo chuẩn hoặc với môn học tiếng Anh; thời hạn xét miễn học, miễn thi là vào đầu mỗi học kỳ tương ứng với học phần (course) tiếng Anh xin miễn học, miễn thi hoặc trong năm học thứ nhất đối với miễn học, miễn thi môn học tiếng Anh.

3. Việc xét miễn học, miễn thi học phần tiếng Anh không áp dụng cho các học phần tiếng Anh chuyên ngành (nếu có).

4. Việc xét chuyển điểm các học phần (course) tiếng Anh chỉ áp dụng đối với các sinh viên đã đăng ký, tham gia học và thi các học phần (course) tiếng Anh trong chương trình đào tạo của Học viện.

5. Sinh viên có nhu cầu chuyển điểm các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo phải nộp chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu tại khoản 1 của Điều này trước khi tốt nghiệp theo Thông báo của Học viện (phòng Giáo vụ).

6. Sinh viên được miễn học và miễn thi phải hoàn thành nghĩa vụ lệ phí bảo lưu và chuyển điểm theo quy định của Học viện.

7. Sinh viên chỉ được miễn học, miễn thi hoặc chuyển điểm các học phần (course) tiếng Anh sau khi có Quyết định của Giám đốc Học viện.

8. Bảng điểm quy đổi để chuyển điểm các học phần tiếng Anh quy định tại Phụ lục 2 của quy định này (Tham khảo chi tiết Quy định tại mục Quy chế – Quy định)

9, Các quy định khác về xét miễn học, miễn thi thực hiện theo các quy định hiện hành của Học viện.

1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:

a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;

b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;

c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.

2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:

a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;

c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân. 

(Trích: Thông tư liên tịch số: 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Điểm môn học

Sinh viên phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
1. Đã tốt nghiệp trình độ Cao đẳng hoặc Đại học
2. Môn học trong chương trình học trước đây phải thoả mãn:
– Tên môn học phải giống hoặc tương đương với môn học trong chương trình đào tạo của Học viện
– Có số tín chỉ lớn hơn hoặc bằng số tín chỉ được tổ chức đào tạo tại Học viện

1. Học viện tiến hành xét miễn học, miễn thi ngay từ đầu khoá học. Tuy nhiên, nếu trong quá trình học sinh viên phát sinh thủ tục xin xét miễn học, miễn thi thì cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét miễn và nộp cho Học viện trước khi kỳ học có môn học đề nghị xét miễn bắt đầu ít nhất 01 tháng.
2. Thủ tục gồm có:
– Đơn đề nghị kèm danh sách các môn học xin xét miễn học, miễn thi theo mẫu của Học viện
– Bản sao hợp lệ Bảng điểm

1. Được phép.
2. Thủ tục gồm:
– Đơn đề nghị xét miễn học, miễn thi kèm danh sách môn học đề nghị Học viện xét bảo lưu kết quả các học phần đã học và đạt
– Bản sao hợp lệ kết quả học tập các môn học sinh viên đề nghị xét bảo lưu
– Giấy xác nhận đang là sinh viên của trường đại học mà sinh viên theo học
Hồ sơ xin xét bảo lưu này sinh viên cần nộp cho Học viện trước khi kỳ học có môn học đề nghị xét bảo lưu tối thiểu 01 tháng.

Học viện áp dụng “Quy định tổ chức đào tạo và kiểm tra chuẩn đầu ra tiếng Anh”, (Ban hành theo quyết định số: 734/QĐ-HV ngày 05/10/2022 của Giám đốc Học viện):

Điều 6. Miễn học, miễn thi và chuyển điểm các học phần tiếng Anh

1. Sinh viên có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế do các Trung tâm khảo thí được ủy quyền cấp, còn hiệu lực (tính đến tháng mà sinh viên nộp đơn đề nghị miễn học, miễn thi) và thỏa mãn điều kiện theo quy định sẽ được xem xét miễn học, miễn thi và chuyển điểm sang điểm học phân tiếng Anh trong chương trình đào tạo.

2. Việc xét miễn học, miễn thi tiếng Anh được áp dụng với từng học phần (course) theo tiến trình đào tạo chuẩn hoặc với môn học tiếng Anh; thời hạn xét miễn học, miễn thi là vào đầu mỗi học kỳ tương ứng với học phần (course) tiếng Anh xin miễn học, miễn thi hoặc trong năm học thứ nhất đối với miễn học, miễn thi môn học tiếng Anh.

3. Việc xét miễn học, miễn thi học phần tiếng Anh không áp dụng cho các học phần tiếng Anh chuyên ngành (nếu có).

4. Việc xét chuyển điểm các học phần (course) tiếng Anh chỉ áp dụng đối với các sinh viên đã đăng ký, tham gia học và thi các học phần (course) tiếng Anh trong chương trình đào tạo của Học viện.

5. Sinh viên có nhu cầu chuyển điểm các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo phải nộp chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu tại khoản 1 của Điều này trước khi tốt nghiệp theo Thông báo của Học viện (phòng Giáo vụ).

6. Sinh viên được miễn học và miễn thi phải hoàn thành nghĩa vụ lệ phí bảo lưu và chuyển điểm theo quy định của Học viện.

7. Sinh viên chỉ được miễn học, miễn thi hoặc chuyển điểm các học phần (course) tiếng Anh sau khi có Quyết định của Giám đốc Học viện.

8. Bảng điểm quy đổi để chuyển điểm các học phần tiếng Anh quy định tại Phụ lục 2 của quy định này (Tham khảo chi tiết Quy định tại mục Quy chế – Quy định)

9, Các quy định khác về xét miễn học, miễn thi thực hiện theo các quy định hiện hành của Học viện.

1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:

a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;

b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;

c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.

2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:

a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;

c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân. 

(Trích: Thông tư liên tịch số: 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Tổ chức thi

1. Được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 838/QĐ-HV ngày 11/10/2021 “Về việc ban hành Quy định đào tạo đại học theo tín chỉ” và Quy định đào tạo từ xa trình độ đại học, Quyết định số 823/QĐ-HV ngày 04/10/2019- Áp dụng đối với khóa tuyển sinh đào tạo từ năm 2023 trở về trước;  Quyết định số 1765/QĐ-HV về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo từ xa trình độ đại học của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông- Áp dụng đối với khóa tuyển sinh đào tạo từ năm 2024 trở đi. Ngoài ra, sinh viên có thể tham khảo thông tin chi tiết trong Sổ tay sinh viên được Học viện cấp ngay từ khi nhập học.
2. Bên cạnh quy định trên, sinh viên cần phải hoàn thành yêu cầu học tập của từng môn học được tổ chức trên hệ thống LMS theo quy định.

1. Thời gian thi: Được Học viện thông báo ngay từ đầu kỳ học và được cụ thể hoá trong kế hoạch thi được Học viện công bố tới sinh viên 01 tháng trước ngày thi.
2. Địa điểm: Sinh viên dự thi trực tiếp tại Học viện (tại Hà Nội hoặc Tp HCM) hoặc tại các Cơ sở phối hợp đào tạo của Học viện
3. Hình thức thi: Được quy định trong đề cương chi tiết của môn học. Hình thức thi được Giảng viên thông báo tới sinh viên ngay từ buổi học đầu tiên của kỳ học.

Thực tập

1. Thực tập cuối khoá là học phần bắt buộc. Tất cả sinh viên phải học.
2. Sinh viên được chủ động liên hệ đơn vị thực tập để phù hợp với điều kiện công tác, học tập của mình
3. Học viện liên hệ và bố trí đơn vị thực tập cho các sinh viên không tự chủ động được đơn vị thực tập

Theo Điều 23. Quyết định 823/QĐ-HV quy định:
Điều kiện để sinh viên được đi thực tập, viết chuyên đề thực tập cuối khóa:

a) Tích lũy tối thiểu 75% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo;

b) Thỏa mãn các điều kiện tiên quyết của học phần chuyên đề thực tập cuối khóa;

c) Đang trong thời gian tối đa hoàn thành chương trình theo quy định;

d) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật
ở mức đình chỉ học tập;

e) Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ học phí theo quy định của Học viện.

Tốt nghiệp

Học viện xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp làm 3 đợt và vào tháng 2, 8,10

Sinh viên tham khảo thông tin chi tiết tại:

  • Điều 24,25,26 – Quy định đào tạo từ xa trình độ đại học của Học viện kèm theo Quyết định số 823/QĐ-HV ngày 04/10/2019 của Giám đốc Học viện. ( Áp dụng cho sinh viên tuyển sinh từ khóa 2023 trở về trước); 
  • Điều 13,14- Quyết định số 1765/QĐ-HV về việc ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo từ xa trình độ đại học của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. ( Áp dụng cho sinh viên tuyển sinh từ khóa 2024 trở đi)

Khen thưởng

Sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác tập thể được Học viện khen thưởng theo quy định.

Hoạt động sinh viên

Học viện khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào do Đoàn thanh niên và các câu lạc bộ tổ chức nhằm gắn kết sinh viên, tạo động lực học tập và giúp các em tăng cường kỹ năng mềm của bản thân.

Kênh thông tin SV

  • Các kênh thông tin hỗ trợ sinh viên gồm:
    – Cổng thông tin đào tạo từ xa
    – Trang Fanpage của hệ đào tạo
    – Hotline: 0889808086
    – Trực tiếp với Giáo viên chủ nhiệm;
  • Thời gian hỗ trợ: Trừ trường hợp gấp, sinh viên vui lòng liên hệ Giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ hỗ trợ trong giờ hành chính (Từ thứ 2- thứ 6; 8h30-16h30).

Dịch vụ/ Quyền lợi SV

– Mọi sinh viên trúng tuyển vào Học viện, sau khi hoàn thành các thủ tục nhập học sẽ được cấp Thẻ sinh viên.
– Thẻ có thể được sử dụng để lên thư viện tham khảo tài liệu, mượn sách.